Bs Nguyễn Dư Tuy
Liên hệ: Bs Nguyễn Dư Tuy ĐT/ Zalo/ Viber/SMS theo số 0989.745.077 ( Hãy gửi hình ảnh tổn thương để được tư vấn)
07/01/2022 - 3:47 PMAdmin 649 Lượt xem

 

Triệu chứng của loét tỳ đè

Loét tỳ đè được xác định bởi các biến đổi ở da và mô dưới da do tỳ đè lên các lồi xương gây ra. Nếu không được chú ý các lực này sẽ gây loét. Theo đó, phương pháp điều trị tốt nhất các trường hợp loét do tỳ đè là phòng bệnh, song trong điều kiện tối ưu nhất cũng có trường hợp không phòng ngừa được.

Loét tỳ đè ở người cao tuổi có tỷ lệ cao nhất, do nằm viện lâu ngày, các bệnh nhân bị tổn thương cột sống, hoặc bệnh lý tim mạch có nguy cơ loét tỳ đè cao. Các yếu tố góp phần hình thành loét do tỳ đè bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng, mất thể tích, trọng lượng tăng hoặc giảm, thiếu máu, đại tiện mất tự chủ, suy thận, đái tháo đường, bệnh ác tính, dùng thuốc an thần, phẫu thuật lớn, các rối loạn chuyển hóa, hút thuốc và nằm liệt giường hoặc ngồi trên xe lăn. Sau cùng bản thân da của người có tuổi giảm độ dày và tính đàn hồi, nên tăng nguy cơ tổn thương khi bị tỳ đè.

Cơ chế gây tổn thương: do áp lực, các lực trượt, ma sát và độ ẩm. Hơn 90% loét tỳ đè xuất hiện trên các lồi xương của phần dưới cơ thể. Thời gian và áp lực cần thiết gây phá hủy mô tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ đang có. Yếu tố căn nguyên thứ hai là các lực trượt, gây ra bởi sự trượt của các bề mặt cận kề, sự trượt này gây ép lên các dòng mao mạch của lớp dưới da, ví dụ như nâng phần thân trên của bệnh nhân lên thì áp lực trượt tác động đến phần cùng cụt của bệnh nhân. Ma sát là lực được tạo ra khi hai bề mặt chuyển dịch qua nhau ví dụ như bệnh nhân trượt trên giường, lực ma sát gây tổn thương biểu bì. Sau cùng là độ ẩm làm tăng nguy cơ loét do tỳ đè, có sự tương quan rõ rệt khi tồn tại giữa mất tự chủ tiểu tiện và loét. Do tăng nguy cơ nhiễm trùng da, nên khi có loét do tỳ đè ở vùng xương cùng phải chỉ định đặt thông tiểu lâu dài khi người bệnh mất tự chủ..Loét tỳ đè có thể ảnh hưởng đến các vị trí của cơ thế phải chịu lực đè ép trong thời gian dài. Loét thường xuất hiện ở các vùng đầu xương tiếp xúc với bề mặt nằm, ngồi như gót chân, khuỷu tay, hông và dọc xương sống, vùng mông,  vùng cùng cụt.

Loét tỳ đè thường hình thành từ từ, tuy nhiên trong một số trường hợp, loét tỳ đè có thể hình thành sau vài giờ da chịu áp lực đè ép. Sự đè ép kéo dài tác động lên da và tổ chức dưới da làm cho mạch máu co thắt lại gây nên thiếu máu tổ chức, nếu kéo dài sẽ xuất hiện hoại tử và nhiễm trùng. Hậu quả là sinh mũ và thoát dịch làm da bị phá hủy và tạo thành vết loét

Các triệu chứng xuất hiện sớm của loét tỳ đè bao gồm: 

Vùng da ở chỗ tì đè đỏ, sung huyết, có thể người bệnh cảm thấy đau, nếu người cao tuổi lú lẫn (tai biến mạch mạch não, tuổi quá cao…) thường không biết cảm giác đau. Tại vùng da bị tì đè có thể có nốt phồng lên như bị bỏng, khi nốt phồng vỡ ra sẽ thấy da ở đó có màu đỏ bầm hoặc xanh nhạt rồi đen lại. Nếu không được chăm sóc cẩn thận,vết loét tì đè này có thể bị bộ nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm, phát triển rất nhanh gây khó khăn cho điều trị, đặc biệt bị bội nhiễm vi khuẩn có độc lực mạnh, kháng nhiều kháng sinh như tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh.

Các triệu chứng muộn

Ban đầu, có thể chưa xuất hiện các tổn thương hở trên da. Những khi loét tì đè trở nên nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện:

  • Tổn thương hở hoặc mụn rộp – Loét tì đè giai đoạn 2
  • Các tổn thương lan tới các lớp da sâu hơn – Loét tì đè giai đoạn 3
  • Các tổn thương rất sâu, lan tới các lớp cơ, xương – Loét tì đè giai đoạn 4

Nguyên nhân gây loét ở người già:

  • Động mạch suy yếu:

Động mạch suy yếu làm cho máu vận chuyển khó khăn, ăn thức ăn không đủ dinh dưỡng từ đó chất dinh dưỡng vận chuyển đi nuôi các mô trong cơ thể ít đi vì vậy lớp cơ, lớp mỡ dưới da mỏng đi, làm cho các mô đó bị đè lâu dẫn tới chết mô gây ra tình trạng loét da.

  • Tai biến mạch máu não, liệt

Người già thường bị tai biến mạch máu não gây liệt, nằm dài ngày không cử động được, không được thay đổi tư thế thì những chỗ tỳ đè lâu ngày dễ gây lở loét da. Thường những vùng dễ bị loét ở người già phải nằm lâu là những chỗ da mỏng, xương lồi như: mông, vai, mắt cá, gót chân…

  • Biến chứng của bệnh tiểu đường gây lở loét da ở người già

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi làm cho máu vận chuyển đi nuôi tế bào não thiếu, làm giảm khả năng của não, từ đó một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường bị biến chứng thần kinh không cảm thấy đau và khó chịu khi bị một số vết thương ở chân, tay. Chỉ cho tới khi vết thương trở nên lở loét, nhiễm trùng mới nhận ra.

  • Vệ sinh không đầy đủ, nguyên nhân gây lở loét da ở người già

Việc vệ sinh kém ở người già do tuổi cao, sức yếu, không có người vệ sinh, chăm sóc thường xuyên trong việc tắm rửa hàng ngày cũng dễ dẫn tới dễ bị loét da.

  • Một số bệnh ngoài da 

Da của người cao tuổi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, khô nên rất dễ mắc bệnh ngoài da, gây ngứa, tổn thương da gây loét da ở người già.

  • Vấp ngã

Việc vấp ngã, bị thương ở các vị trí như mắt cá chân, tay và không được điều trị đúng cách dẫn tới lở loét da ở người cao tuổi cũng là một nguyên nhân rất hay gặp. 

     Loét do tì đè gây ra bởi sự nén ép mạch máu lên một phần cụ thể của cơ thể trong thời gian liên tục và kéo dài, thường là lên các vùng xương lồi dẫn đến hoại tử cho da và mô dưới da. Chính vì thế, những người già ít vận động, người bị liệt, ngồi xe lăn, người sống thực vật... thường bị loét do ngồi, nằm lâu ở một vị trí. 80% các vết loét xảy ra ở phần xương cùng hay gót chân. 

Lở loét vùng cùng cụt

Các yếu tố chính gây Loét tỳ đè là:

  • Không thể tự di chuyển hay thay đổi vị trí của bạn. Thường gặp ở bệnh nhân liệt nửa nười, liệt tay, chân do đột quỵ hay chấn thương tủy sống. Các bệnh lí liên quan đến hệ thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên cũng tương tự.

  • Bệnh nhân hôn mê, thở máy trong các đơn vị chăm sóc tích cực.

  • Da dễ bị kích thích, mỏng manh và đặc biệt ở người lớn tuổi.

  • Thói quen ăn uống không đủ chất ảnh hưởng đến dinh dưỡng, tình trạng da. Mặt khác, nếu bị loét tì đè thì thiếu dinh dưỡng sẽ làm bệnh lâu lành hơn.

  • Các tình trạng như bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu của bạn. Điều này gây ảnh hưởng đến nuôi dưỡng da khỏe mạnh. 

 
Vết thương mất da

 

Hình ảnh mất da điều trị bằng Cao dán

 
Điều trị vết loét

Một gia đình tin tưởng sử dụng cao dán Đông y điều trị loét da cho người cao tuổi

Các dạng loét da ở người cao tuổi do tì đè này chủ yếu do da ở vùng đó thiếu chất dinh dưỡng bởi máu không lưu thông được trong một thời gian dài. Một số người cao tuổi bị loét da có thể do suy dinh dưỡng bởi ăn uống thiếu (thiếu cả về số lượng, cả về chất lượng) hoặc không ăn được do bệnh tật, vì vậy lớp cơ, lớp mỡ dưới da mỏng đi rất nhiều và nếu bị tì đè nhiều thì da sẽ bị loét.

Ở một số người cao tuổi bị mất cảm giác đau do chấn thương cột sống, do tai biến mạch máu não cũng có thể bị loét da. Ngày nay, người ta thường nhắc đến loét da ở bệnh nhân bị đái tháo đường là do mạch máu ở một số vùng như bàn chân của người đái tháo đường bị tổn thương làm cho máu không đến được gây loét da. Một số người cao tuổi do tình trạng vệ sinh kém bởi vì tuổi cao, sức yếu không có người chăm sóc, vệ sinh tắm rửa hằng ngày cũng rất dễ bị loét da.

 Điều trị vết loét do tai biến  

Hình ảnh vết lở loét sau khi điều trị khỏi bằng Cao dán Đông y

Các vị trí dễ loét ép trên người bệnh

 

cac- vi-tri-loet-ep-tren-nguoi-benh

1. Trường hợp bệnh nhân nằm ngửa

Nếu bệnh nhân nằm ngửa kéo dài mà không được chăm sóc chống loét chu đáo thì các vị trí sau đây dễ bị loét ép: (hình 16.1)

-    Vùng xương cùng dễ bị loét ép sớm nhất.

-    Vùng chẩm.

-    Vùng xương bả vai.

-    Khuỷu tay.

-    Hai gai chậu sau trên.

-    Gót chân.

-    Dưới mông. 

2. Trường hợp bệnh nhân nằm sấp

Nếu bệnh nhân bị một bệnh lý nào đó không nằm ngửa được mà phải nằm sấp dài ngày, (ví dụ: bệnh nhân bị bỏng ở vùng lưng) vùng dễ bị loét ép là: (hình 16.2).

-    Vùng xương ức.

-    Vùng xương sườn.

-    Đầu gối (xương bánh chè).

-    Mu chân.

3. Trường hợp bệnh nhân nằm nghiêng

Nếu bệnh nhân nằm nghiêng kéo dài thì các vị trí thường bị loét ép là: (hình 16.3)

- Mắt cá chân ngoài, vai, một bên ngoài lồng ngực.

-    Phía ngoài đầu gối chân bên này và mặt trong đầu gối chân bên kia.

-    Vùng mấu chuyển lớn xương đùi.

4. Trường hợp bệnh nhân suy hô hấp phải ngồi kéo dài

Các vị trí dễ bị loét ép là: (hình 16.4)

-    Ụ ngồi của xương chậu (hay gặp nhất).

-    Vai.

-    Xương cùng.

-    Vùng khoeo.

5. Ở các bệnh nhân béo phì

-    Dưới ngực.

-    Dưới mông.

-    Nếp gấp trên da bụng.

Các vị trí loét tỳ đè hay gặp là vùng xuơng cùng, gót chân, khuỷu, bả vai, sau gáy, tai, mặt ngoài đùi, mắt cá chân,… 80% các vết loét xảy ra xương cùng hay gót chân.

Loét khởi đầu khi có áp lực đủ lớn tỳ đè vào vùng da, nhất là những vùng da sát xương, áp lực này lớn hơn áp lực mao mạch bình thường (32mmHg) gây rối loạn chuyển hóa và hoại tử tế bào.

Quá trình này ban đầu có thể tự bù trừ bằng sự giãn mạch chủ động tăng cường tưới máu tại chỗ. Nếu lực tỳ đè lên đến 70mmHg, tổn thương tổ chức sẽ không hồi phục.

Biến chứng loét xuất hiện sớm, nặng lên khá nhanh, đường kính có thể vài cm đến 20-25cm, sâu tới xương cùng.

Đó là giai đoạn suy kiệt về cơ thể, bi quan về tâm lý ở bệnh nhân, người thân. 

 dieu-tri-loet-da-cho-benh-nhan-nam-liet-tai-hai-phong

Sử dụng Cao Dán Đông Y gia truyền để điều trị cho người bị loét da do bị liệt nằm lâu ngày đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng và hồi phục nhanh chóng.

Thuốc trị loét da 

Các yếu tố nguy cơ cho loét da tỳ đè bao gồm:

  • Tuổi> 65 (có thể do giảm mô mỡ dưới da và tưới máu)

  • Giảm khả năng di chuyển (ví dụ do nằm viện kéo dài, nghỉ ngơi tại giường, chấn thương tủy sống, an thần, suy nhược làm giảm chuyển động tự nhiên, và / hoặc suy giảm nhận thức)

  • Tiếp xúc với chất kích thích da (ví dụ, do tiểu không tự chủ và / hoặc đại tiện không tự chủ)

  • Giảm khả năng sửa chữa làm lành vết thương (ví dụ, do suy dinh dưỡng; bệnh tiểu đường; suy giảm mô do bệnh động mạch ngoại vi; bất động; Suy tĩnh mạch)

  • Giảm cảm giác

 Các yếu tố chính gây loét da là
  • Sức ép: Khi các mô mềm được nén giữa các điểm nhô của xương và bề mặt tiếp xúc, sự tắc nghẽn mạch máu với thiếu máu cục bộ và thiếu oxy máu; nếu không được giải nén, một vết loét da có thể phát triển trong 3 đến 4 h. Điều này thường xảy ra nhất đối với xương cùng, ụ ngồi, mấu chuyển, mắt cá, và gót chân, nhưng lcó thể phát triển ở mọi nơi.

  • Ma sát: Ma sát (cọ xát quần áo hoặc giường ngủ) có thể gây loét da bằng cách gây trợt tại chỗ và phá vỡ lớp biểu bì và bề mặt da.

  • Lực mài Các lực mài (ví dụ khi một bệnh nhân được đặt trên mặt phẳng nghiêng) căng thẳng và tổn thương các mô hỗ trợ gây ra bởi các lực của cơ và mô dưới da được rút bởi lực hấp dẫn để chống lại các mô bề mặt nông, nơi vẫn tiếp xúc với bề mặt. Lực mài góp phần gây loét da nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp.

  • Độ ẩm: Độ ẩm (ví dụ như mồ hôi, không tự chủ) dẫn đến sự phân hủy mô và sự điều tiết, có thể gây loét da ban đầu hoặc làm nặng hơn tình trạng cũ.Bởi vì cơ bắp dễ bị thiếu máu cục bộ hơn so với da, cơ thiếu máu cục bộ và hoại tử có thể gây loét da bên dưới, kết quả do sự ép kéo dài.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loét da

Loét da thường ở dưới dạng miệng hố mở, hình tròn, với các lớp da bị xói mòn. Vùng da xung quanh vết loét có thể đỏ, sưng và đau. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau trên da xung quanh vết loét và chất lỏng có thể chảy ra từ vết loét.

Trong một số trường hợp, loét có thể chảy máu và hiếm khi bệnh nhân bị sốt. Loét da đôi khi không lành và có xu hướng lành chậm. Loét da thường được chia thành 2 loại cấp tính và mãn tính. Trong trường hợp vết loét tự lành trong vòng 12 tuần là cấp tính, còn nếu kéo dài hơn sẽ là mãn tính.

Nhận biết mức độ lở loét da

Vết loét da, mất da ở người già kém vận động, người liệt nằm lâu ngày nói chung gọi là loét do tỳ đè. Việc nhận biết mức độ loét giúp chúng ta lựa chọn được.những cách xử trí khác nhau phù hợp với từng mức.độ. Dựa trên việc đánh giá mức độ tổn thương mô, Ủy ban tư vấn quốc gia Hòa Kỳ về Loét tỳ đè năm 1989 đã đưa ra 4 mức độ của loét tỳ đè: 

Độ 1: Khởi phát vết loét

  • Vùng da tỳ đè xuất hiện vết rộp màu hồng,

  • Tổn thương lớp thượng bì và lớp bì.

  • Không mất da

  • Cảm giác đau và cứng ở vị trí tổn thương

Độ 2: Tổn thương không hoàn toàn chiều dày lớp da

  • Tổn thương bao gồm thượng bì và lớp đáy

  • Mất da một phần

  • Loét nông, khô, phồng rộp, đỏ

  • Chưa hoại tử mô

Độ 3: Tổn thương hoàn toàn lớp da

  • Tổ chức dưới da đã bị tổn thương.

  • Có ít mô hoại tử màu vàng dưới đáy vết loét

  • Phần mô mỡ vẫn chưa tổn thương

Độ 4: Hoại tử toàn bộ lớp da

  • Tổ chức dưới da đã bị tổn thương.

  • Có ít mô hoại tử màu vàng dưới đáy vết loét

  • Phần mô mỡ vẫn chưa tổn thương

  • Có thể hoại tử lan rộng đến cả vùng cơ, xương, khớp, có thể lộ xương

  • Đáy vết loét có mô hoại tử màu vàng hoặc xám

  Cấp độ loét da 

Mức độ loét da

Biến chứng nguy hiểm do loét da gây ra

Loét mãn tính có thể gây đau đớn. Hầu hết bệnh nhân phàn nàn về cơn đau liên tục vào ban đêm và vào ban ngày. Các triệu chứng loét mãn tính thường bao gồm đau ngày càng tăng, mô hạt dễ vỡ, mùi hôi và vỡ vết thương thay vì lành. Các triệu chứng có xu hướng xấu đi khi vết thương đã bị nhiễm trùng.

Cảnh báo nguy hiểm từ viêm da bội nhiễm tĩnh mạch có thể xuất hiện ở chân dưới, phía trên bắp chân hoặc ở mắt cá chân dưới thường gây ra đau và sưng chân. Nếu những vết loét này bị nhiễm trùng, chúng có thể phát triển mùi khó chịu, tăng đau và đỏ. Trước khi vết loét hình thành rõ ràng, có thể có một làn da đỏ hoặc tím sẫm trên khu vực bị ảnh hưởng cũng như làm dày, khô và ngứa da.

Mặc dù thoạt nhìn có vẻ không đáng lo ngại lắm, nhưng chúng là tình trạng đáng lo ngại đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường, vì họ có nguy cơ mắc bệnh thần kinh tiểu đường. Loét cũng có thể xuất hiện ở má, vòm miệng mềm, lưỡi và bên trong môi dưới. Những vết loét này thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày và có thể gây đau.

Phương pháp điều trị loét da và cách chăm sóc người bệnh để hạn chế vết loét

1. Xác định trường hợp có nguy cơ cao

Loét tỳ đè thường xuất hiện ở những người bị hạn chế vận động, người già nằm liệt. Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh nền như bệnh động mạch vành, đái tháo đường cũng dễ bị loét tỳ đè.

2. Thay đổi tư thế thường xuyên

Nếu bệnh nhân bị đau do chèn ép của các mô lên vùng bị tổn thương, nên xoay và thay đổi vị trí nằm hoặc ngồi thường xuyên. Tần suất thay đổi vị trí thay đổi tùy điều kiện và tình trạng của mỗi bệnh nhân. Như là tình trạng vết loét ép đang có, loại giường hoặc đệm đang nằm.

Đối với những người sử dụng xe lăn, tốt nhất nên thay đổi vị trí ngồi 15 phút một lần. Nếu không thể, tối đa 1 tiếng thay vị trí một lần.

Còn đối với những người loét ép do nằm giường, cứ mỗi hai giờ nên thay đổi vị trí một lần.3. Chăm sóc, vệ sinh cho người bệnh

Vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ hàng ngày cho bệnh nhân sẽ ngăn ngừa đáng kể loét tỳ đè xuất hiện. Thực tế đã chỉ ra rằng những trường hợp loét tỳ đè nguyên nhân lớn do sự chăm sóc không ở mức tối ưu. Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng, cần bổ sung nhiều chất đạm, vitamin để tái tạo tế bào đã hoại tử, nâng thể trạng giúp chống đỡ bệnh tật.

4. Xoa bóp lưu thông máu

Xoa bóp lưu thông máu cũng là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa loét tỳ đè. Vùng da bị tỳ đè thường xuyên sẽ bị thiếu dinh dưỡng. Do đó xoa bóp để máu lưu thông sẽ giúp cải thiện được việc cung cấp dinh dưỡng tới mô tế bào.

5.Sử dụng cao dán Đông Y điều trị vết loét da

Cao dán vết thương Đông y có thành phần kháng sinh tự nhiên khi dán cao bệnh nhân có cảm giác mát dịu  ( Không có giác nóng như các loại cao dán khác). Cao dán sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí tổn thương, ngoài ra có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào vị trí tổn thương.

- Cao dán có tác dụng dãn mạch, kích thích cơ thể tập trung các bạch cầu có tác dụng thực bào đến vị trí tổn thương để cùng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra cao dán kích thích cơ thể tại chỗ tổn thương tăng tưới máu để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng...  để làm tổn thương mau lành, vì vậy việc điều trị các vết loét da bằng cao dán luôn đạt được hiệu quả tốt 99 %.

Với Cao dán Đông y gia truyền của Bs: Nguyễn Dư Tuy thì việc điều trị loét da, mất da giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn đối với bệnh nhân và ít tốn kém hơn so với điều trị bằng phương pháp y học hiện đại, đặc biệt khi sử dụng Cao dán Đông y điều trị loét da, mất da cho bệnh nhân tại Tuyên Quang thì bệnh nhân hoàn toàn không phải sử dụng KHÁNG SINH 

 

Thuốc trị lở loét da

 

Không chỉ vậy, Cao dán Đông y còn có tác dụng sinh cơ trong việc lấp đầy miệng vết loét, vết thương hở

Bước đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét da thường xuyên, hàng ngày hay ít nhất một lần một tuần. Nếu tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện, liệu pháp điều trị cần thay đổi sớm. Bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào về sức khỏe của bệnh nhân cần phải được điều trị để hỗ trợ cho quá trình điều trị loét.

Làm sạch vết thương để tránh nhiễm khuẩn là rất quan trọng. Xung quanh vết loét da cần phải giữ sạch, 

Không nên sử dụng thường xuyên chất khử trùng nhưng có thể cân nhắc sử dụng khi cần kiểm soát số lượng vi khuẩn (sau khi có đánh giá lâm sàng).  

LƯU Ý: TÁC DỤNG CỦA CAO DÁN ĐÔNG Y CÒN TÙY THUỘC VÀO ĐÁP ỨNG CỦA TỪNG BỆNH NHÂN.   

Để đảm bảo cao dán Đông y phát huy được hết tác dụng, bệnh nhân và người nhà cần chú ý một số yếu tố quan trọng trong việc điều trị loét da bằng Cao dán vết thương tại Thái Nguyên: Dinh dưỡng đủ chất, đặc biệt là vitamin C và kẽm, cần đủ oxy và việc tưới máu phải tốt. Phải chú ý tránh nhiễm khuẩn toàn thân. Bên cạnh đó là việc xử lý những nhiễm khuẩn tại vị trí vết loét rất quan trọng.Các yếu tố như:  Tuổi tác, điều kiện toàn thân, thuốc dùng, dinh dưỡng, khuyết tật bẩm sinh đều ảnh hưởng đến tốc độ lành vết thương loét da

Dinh dưỡng cho người bị loét
Điều trị vết loét
Điều trị loét do liệt 

Chế độ dinh dưỡng phòng loét do tì đè

 Can thiệp dinh dưỡng

Những bệnh nhân loét tì đè nên nhận được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm cả năng lượng,protein, chất lỏng và vitamin và khoáng chất. Nên xem xét lượng dịch tiết từ vết thương để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.Khuyến cáo chung cho những người bị loét tì đè là 30 đến 35 kcal/kg/ngày, hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ tại30 kcal/kg trọng lượng cơ thể thực tế mỗi ngày là một yếu tố thúc đẩy cho việc chữa lành vết loét áp lực ở giai đoạn III và IV. Khuyến nghị tăng mức năng lượng lên 35 đến 40 kcal/kg mỗi ngày cho những người nhẹ cân hoặc giảm cân không mong muốn.

Bổ sung đủ protein là cần thiết trong tất cả các giai đoạn chữa lành vết thương. Tuy nhiên, nếu không được cung cấp đầy đủ năng lượng, protein sẽ được sử dụng như một nguồn năng lượng thay thế. Lượng protein hàng ngày từ 1,25 đến 1,5g/kg trọng lượng cơ thể thực tế từ các nguồn thực phẩm giàu protein giá trị sinh cao.Cung cấp lượng nước đầy đủ mỗi ngày để giữ cho bệnh nhân đủ nước và ngăn ngừa mất nước. Lượng chất lỏng tối ưu là 30 đến 35 mL/kg trọng lượng cơ thể thực tế hoặc tối thiểu là 1.500 mL/ngày. Việc bổ sung chất lỏng qua các bữa ăn chính thường là không đầy đủ, do đó, tích cực hỗ trợ lượng chất lỏng cho bệnh nhân qua các bữa phụ. Ngoài ra, bệnh nhân trong phòng điều hòa có thể có nhiều nguy cơ bị mất nước hơn và cần được đánh giá để có nhu cầu chất lỏng lớn hơn.

Một số chất bổ sung đặc biệt

Vitamin: Tất cả các loại vitamin đều cần thiết trong việc chữa lành vết thương; tuy nhiên, vitamin A, E, C và K (đặc biệt là vitamin C và A) được chú ý nhiều nhất.

Khoáng chất: Các nguyên tố vi lượng có trong cơ thể, kẽm, đồng và sắt, có mối quan hệ chặt chẽ nhất để chữa lành vết thương.

 Bổ sung dinh dưỡng qua ống thông: Nếu bệnh nhân thường xuyên tiêu thụ dưới 50% nhu cầu năng lượng và protein ước tính, nhu cầu bổ sung qua đường uống hoặc hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa (ống thông). Nếu bệnh nhân được cho ăn bằng ống thông, phải cung cấp tối thiểu 100% năng lượng, protein và các vitamin và khoáng chất theo RDA (DRI) của bệnh nhân. Bởi vì hiệu quả của các công thức đường ruột chuyên biệt để chữa lành vết thương có thể không đạt được tối đa như việc nuôi dưỡng bằng đường miệng.

Axit amin: Các axit amin arginine và glutamine đã được nghiên cứu về vai trò có thể có của chúng trong việc tăng cường làm lành vết thương. Việc bổ sung giúp hỗ trợ tối đa quá trình liền vết thương của người bệnh.

Sử dụng Cao Dán Đông Y gia truyền để điều trị cho người bị loét da do bị liệt nằm lâu ngày đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng và hồi phục nhanh chóng.

Bác sỹ Tuy chuyên điều trị loét da cho bệnh nhân tại Tuyên Quang

Để được tư vấn trực tiếp về điều trị loét da do tỳ đè và chăm sóc vết thương cho người cao tuổi tại Tuyên Quang vui lòng liên hệ:

Bs Nguyễn Dư Tuy

Căn 48 - Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopack - Văn Giang - Hưng Yên

Điện thoại: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com

Cao dán vết thương Đông y Gia truyền của Bác sỹ Nguyễn Dư Tuy đã giúp cho nhiều gia đình bệnh nhân có người cao tuổi bị loét da đã chữa khỏi thành công.

Tham khảo quá trình điều trị của các bệnh nhân cao tuổi sau khi điều trị khỏi loét da bằng Cao dán vết thương Bác sĩ Nguyễn Dư Tuy

ĐIỀU TRỊ LỞ LOÉT BÀN CHÂN CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Bệnh nhân 90 tuổi bị lở loét, hoại tử mu bàn chân. Khi xuất hiện rối loạn dinh dưỡng, vùng mu bàn chân, cổ chân sưng nề to, có những phỏng nước và một số nốt đốm đỏ, đen trên bề mặt da. Làm cho bệnh nhân đau đớn, mất ngủ, không ăn uống được dẫn đến suy kiệt. 
 
Gia đình trước đó đã sử dụng Cao dán gia truyền gia đình Bs Tuy điều trị vết lở loét vùng cùng cụt và đã khỏi. 
 
Khi bị như vậy gia đình tiếp tục liên hệ bs Tuy để được tư vấn lựa chọn Cao dán điều trị vết lở loét, hoại tử vùng chân cho bệnh nhân.   
 

Hãy theo dõi clip để biết được quá trình điều trị cho bệnh nhân.

ĐIỀU TRỊ LỞ LOÉT NGOÀI DA  CHO BỆNH NHÂN 88 TUỔI

- Bệnh nhân 88 tuổi, bị tai biến mạch máu não dẫn đến nằm liệt giường. Do nằm lâu trên giường và người nhà không thường xuyên trở mình dẫn đến trầy xước da tại các điểm tỳ đè. Khi xuất hiện các vết trầy xước gia đình đã sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau để điều trị nhưng không có tiến triển. Các vết trầy xước lở loét, lan rộng và bốc mùi hôi thối. Đi bệnh viện Bs nói không điều trị được.

- Gia đình tìm hiểu và biết đến Cao dán gia truyền gia đình Bs Tuy. Sau khi liên hệ và gửi hình ảnh vết lở loét để được tư vấn và lựa chọn Cao dán cho phù hợp, gia đình đã đồng ý điều trị.

- Quá trình điều trị các vết lở loét tiến triển rõ rệt, hết mùi hôi thôi, sức khoẻ bệnh nhân được hồi phục dần.
 
Quý vị hãy theo dõi buổi giao ban để biết được:
- Quá trình điều trị và tiến triển các vết lở loét khi sử dụng Cao dán.
Các thuốc gia đình đã sử dụng nhưng không hiệu quả.
Đánh giá của gia đình khi sử dụng Cao dán điều trị các vết lở loét ngoài da.
Clip gia đình quay lại sau khi khỏi hoàn toàn các vị trí lở loét
 

ĐIỀU TRỊ LỞ LOÉT VÙNG CÙNG CỤT CHO BỆNH NHÂN 44 TUỔI 

Bệnh nhân bị tai nạn lao động dẫn đến tổn thương tuỷ sống. Do nằm 1 chỗ và gia đình không thường xuyên trở mình cho bệnh nhân dẫn đến trầy xước vùng cùng cụt.

Khi xuất hiện vết trầy xước, gia đình đã mua thuốc dạng xịt để điều trị, nhưng sau gần 3 tháng điều trị vết trầy xước ngày càng lở loét lan rộng. 

Gia đình tìm hiểu thì biết đến Cao dán gia truyền gia dình Bs Tuy. Sau khi tương tác qua Zalo theo sđt 0989.745.077 và gửi hình ảnh tổn thương để được tư vấn điều trị, gia đình đã đồng ý điều trị.
Sau hơn một tháng điều trị, vết lở loét rất to vùng cùng cụt đã khỏi hoàn toàn.
Lở loét vùng cùng cụt

Hình ảnh vết lở loét vùng cùng cụt

Loét da vùng cùng cụt

Hội thoại gia đình chia sẻ quá trình điều trị thuốc xịt trị lở loét.

Loét da ở người già
 
Lở loét da ở người già
 
Loét da do tỳ đè
 
Lở loét da do tỳ đè
 
Hoại tử vùng cùng cụt

Tiến triển vết lở loét vùng cùng cụt khi sử dụng Cao dán

Loét tỳ đè vùng cùng cụt
 
Loét xương vùng cùng cụt
 
Loét do tỳ đè
 
Lở loét da vùng xương cụt
 
Xử lý vết thương hoại tử
 
Thuốc điều trị lở loét
 
Thuốc điều trị hoại tử
 
Xử trí vết lở loét
 
Xử trí vết loét vùng cùng cụt
 
Điều trị loét da vùng cùng cụt
 
Lở loét ngoài da
  

ĐIỀU TRỊ LỞ LOÉT HOẠI TỬ CHO BỆNH NHÂN BỊ NHIỀU VỊ TRÍ TRÊN CƠ THỂ

 

 Bs Tuy điều trị lở loét hoại tử nhiều vị trí cho bệnh nhân bằng Cao dán gia truyền. An Toàn- Hiệu Quả- Chi Phí Thấp- Điều Trị Tại Nhà. Thời gian lành nhanh vết lở loét.  

 

 Hãy theo dõi clip dưới để biết được quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Điều trị loét da cho bệnh nhân 72 tuổi bị lở loét 2 bên mông

Bệnh nhân 72 tuổi bị lở loét 2 bên mông. Lúc đầu chỉ là những vết trầy xước da do bị tỳ đè.

Gia đình đã sử dụng các thuốc dạng xịt, bôi, rắc... nhưng vết trầy xước không có tiến triển khỏi mà ngày càng nặng lên. Cuối cùng trở thành 2 vết lở loét rất to và sâu rộng, phía trong có rất nhiều lỗ nhỏ ăn sâu vào vùng cơ mông, xung quanh vết lở loét màu da đang tiếp tục thay đổi.

Gia đình lên mạng và biết tới trang web https://caodanvetthuong.vn/ sau khi tìm hiểu gia đình đã liên hệ Bs Tuy theo sđt 0989.745.077 và gửi hình ảnh tổn thương để được tư vấn lựa chọn Cao dán cho phù hợp.

Quá trình điều trị 2 vết lở loét vùng mông tiến triển từng ngày...  

Lở loét do nằm liệt 

Hãy theo dõi clip để biết được quá trình tiến triển 2 vết lở loét khi sử dụng Cao dán gia truyền.

  

BỎNG BÔ XE MÁY NẶNG

Bệnh nhân bị Bỏng bô xe máy vùng mu bàn chân. Sau khi bị Bỏng đã điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Thuốc bôi, xịt, đắp... nhưng không khỏi. Vết Bỏng ngày càng lở loét và lan rộng.
Gia đình tìm hiểu và biết đến Cao dán gia truyền gia đình Bs Tuy. 
Sau khi tương tác và gửi hình ảnh qua Zalo theo sđt 0989.745.077 để được tư vấn và lựa chọn Cao dán cho phù hợp, gia đình đã đồng ý điều trị.
Quá trình điều trị vết Bỏng tiến triển rõ rệt từng ngày một. Sau 25 ngày điều trị bằng Cao dán, vết lở loét do Bỏng bô xe máy đã khỏi hoàn toàn.
 
 HÃY XEM CLIP QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN
Thuốc bôi bỏng
 

CÁCH TRỊ LỞ LOÉT DA VÙNG CỔ CHÂN 

Bệnh nhân. Nguyễn Thị Vui 43 tuổi

Quê quán. Vũ Thư - Thái Bình.

Nguyên nhân lở loét da.

Bệnh nhân bị vết trầy xước da vùng cổ chân do va quệt vào cần khởi động xe máy. Sau khi bị tổn thương đã điều trị tại nhà nhưng không khỏi, sau đó ra Bệnh viện Da liễu Trung Ương điều trị, nhưng cũng không có tiến triển.

Bệnh nhân tiếp tục điều trị Bs gần nhà bằng phương pháp chiếu tia Laser cũng không tiến triển. Vết thương ngày càng sưng nề, lở loét, lan và sâu rộng.

Bệnh nhân tìm hiểu và biết đến Cao dán gia truyền gia đình Bs Tuy.

Sau khi tìm hiểu, liên hệ và tương tác qua Zalo theo số điện thoại 098.745.077 và gửi hình ảnh tổn thương để được tư vấn lựa chọn Cao dán cho phù hợp...

Hãy theo dõi clip để biết được, diễn biến quá trình điều trị vết lở loét vùng cổ chân. Bằng Cao dán gia truyền.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Mọi thông tin về dịch vụ,nhu cầu tư vấn quý khách vui lòng liên hệ

Bs Nguyễn Dư Tuy
Giấy phép số: 406/ HY- GPHĐ. Đ/c: Căn 48- Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopark-Văn Giang- Hưng Yên (Gần trường Quốc tế Edison) Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
Điện thoại: Zalo: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com

Tin liên quan

Bài viết mới

Bài đọc nhiều



Bs Nguyễn Dư Tuy
Giấy phép số: 406/ HY- GPHĐ. Đ/c: Căn 48- Thủy Nguyên - Khu đô thị Ecopark-Văn Giang- Hưng Yên (Gần trường Quốc tế Edison) Thời gian làm việc: Sáng 8h-12h. Chiều 13h-16h( Nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật)
Điện thoại: Zalo: 0989.745.077
Hotline: 0989.745.077
Email: caodanvetthuong@gmail.com
Website: caodanvetthuong.vn
Thiết kế bởi: Hpsoft.vn
Hotline: 0989.745.077
zalo icon messenger icon zalo icon